Học Piano không hề khó, nhưng cũng không phải dễ. Nếu không có sự kèm cặp từ những giáo viên giàu kinh nghiệm học viên rất dễ mắc phải những lỗi làm ảnh hưởng đến khả năng chơi đàn mà không hề biết. Sau đây là những lỗi thường thấy ở người học Piano.
Học Piano nên tránh những lỗi này
1. Yếu nhạc lý
Các cơ sở dạy đàn Piano kém chuyên nghiệp thường không chú trọng đến việc dạy thật vững nhạc lý mà cho học viên bắt tay ngay vào việc tập đàn. Hậu quả về lâu dài là rất lớn vì học viên không nắm chắc kiến thức căn bản để có thể phát huy hết tiềm năng âm nhạc khi gặp những bài học khó và lạ, nền tảng nhấp nhô gây khó khăn khi người học muốn nâng cao kỹ năng hơn nữa.→ Phương pháp tu hoc piano don gian
Cụ thể, kiến thức nhạc lý kém sẽ gây khó khăn cho người học khi gặp phải sheet nhạc có kết cấu phức tạp, làm chậm quá trình tập một bản nhạc mới, thậm chí có thể làm người học sớm bỏ cuộc.
2. Sai từ những điều cơ bản nhất
- Tư thế ngồi: Nhiều học viên không chú tâm đến tư thế ngồi đánh đàn Piano, vừa yên vị là chăm chăm đánh đàn ngay tức khắc trong khi lưng thì cong vẹo, người khom về trước, mặt cúi gầm, mắt nhìn phím đàn, tóc tai rũ rượi, … Rõ ràng là đã sai tư thế, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng, thậm chí cả sức khỏe (lưng vẹo, cận thị, …).- Tư thế tay: về cơ bản, sự chênh lệch về độ cao giữa hai tay so với phím đàn không được quá nhiều, miễn sao người chơi cảm thấy thoải mái khi đặt tay và di chuyển qua lại thật dễ dàng. Các ngón tay phải vuông góc với phím đàn để có được lực ấn tốt nhất và không bị gãy ngón, cổ tay không quá cong hoặc thẳng.
- Cách sắp xếp ngón tay trên phím đàn: người chơi buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt cách sắp xếp các ngón tay mà giáo trình hoặc tài liệu đề xuất, về lâu dài sẽ hình thành được thói quen đặt tay một cách khoa học, dễ dàng di chuyển ngón trên phím đàn và tạo được thế tay đẹp mắt. Nhiều người không chú trọng điều này nên có cách sắp xếp ngón tay thiếu logic, gây nhiều khó khăn khi chơi đàn.
3. Bỏ qua các bài luyện ngón
Rất tiếc cho những ai chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc luyện ngón khi học đàn Piano. Các bài luyện ngón được những nhà soạn nhạc dày dặn kinh nghiệm biên soạn trong các giáo trình, tài liệu có công dụng vô cùng lớn trong việc phát triển sự linh hoạt cho đôi tay. Mỗi bài luyện ngón sẽ có thế đặt và chuyển ngón khác nhau, người chơi nếu kiên trì trải qua nhiều bài tập sẽ có đôi tay vô cùng nhạy bén.4. Tập quá nhanh
→ Cach hoc dan Piano nhanh nhất?
5. Không tập đều đặn
Do nhiều yếu tố nên nhiều bạn học Piano nhưng không biết sắp xếp thời gian hợp lý dành cho việc luyện tập hàng ngày. Tập theo kiểu đứt đoạn, lâu lâu mới đụng đến đàn thì chắc chắn thời gian tập sẽ lâu hơn hẳn, các kỹ năng cũng không phát triển đều đặn.Do đó khi học Piano bạn phải lên cho mình một lịch trình, sắp xếp thời gian để mỗi ngày có thể dành ra tối thiểu 15 phút thực hành các bài tập. Nếu quá bận và không tập được vào mỗi ngày vẫn chấp nhận nhưng phải có lịch tập đều đặn.
→ Người lớn học Piano được hay không?
Đây là những lỗi mà rất nhiều người học Piano phạm phải, làm chậm quá trình phát triển các kỹ năng chơi đàn của người học rất nhiều. Bạn nên tham khảo và cố gắng tránh các lỗi rất ư căn bản này để sớm đạt được kết quả tốt nhất.[left-sidebar]