Nhiều đứa trẻ rất thích học đánh đàn piano nhưng gia đình không đủ điều kiện, ngược lại có vô số bé được bố mẹ chăm lo từng chút và được tham gia vào các lớp học đàn piano bài bản bằng bạn bằng bè nhưng lại có biểu hiện không hứng thú, thậm chí là chán và ám ảnh mỗi khi đến giờ học đàn. Nguyên nhân vì đâu?
Thứ nhất, trẻ em như một trang giấy trắng chưa hề có suy nghĩ chính chắn hay nghiêm túc cho việc học hay bất cứ điều gì khác. Người lớn đưa ra định hướng ban đầu giúp trẻ hình thành sự hứng thú với bộ môn piano và khích lệ trẻ đi hết lộ trình học đàn để ngoài khả năng chơi đàn cùng khối lượng kiến thức nhạc lý, trẻ còn được học về tính kỷ luật, kiên nhẫn và nhiều lợi ích khác khi học đàn.
Nhưng nhiều phụ huynh lại ép trẻ học quá mức đến nỗi việc học không còn mang lại niềm vui và khơi gợi sự tìm tòi mà trở thành một gánh nặng thậm chí là món ngán ngẩm đối với trẻ. Có thể thấy rất nhiều trường hợp trẻ em bị bố mẹ “đánh cắp tuổi thơ” khi mỗi ngày phải chạy đến tận mấy trường lớp khác nhau để “bị ép học”. Sau khi hoàn thành giờ học chính thức ở trường trẻ đã thấm mệt chưa kể thời gian về nhà còn phải ôm đồ mớ bài tập “hại não” mỗi ngày một chồng chất theo cấp học. Nhưng nhiều bậc phụ huynh cho rằng như thế vẫn chưa đủ, chưa thể sánh với “con nhà người ta” nên cần phải học thêm nào là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Latinh, chưa hết, còn cần phải “bồi dưỡng” thêm toán, lý, hoá đến chừng nào cận lòi thì coi như đạt yêu cầu của bố mẹ và sau cùng là học đánh đàn piano. Thử hỏi chứ sau khi bị vờn như thế thì trẻ có đủ hứng thú và tập trung ngồi đàn hay không, khi ngoài đường bao nhiều bạn nhỏ đang tung tăng chơi đùa rộn rã?!
Nguyên nhân làm trẻ mất hứng thú khi học đánh đàn piano còn đến từ cách định hướng và dạy dỗ của thầy cô, bố mẹ. Cách dạy nhồi nhét, ép buộc hay chán nản sẽ làm trẻ nhanh nản chí và muốn thoát ly khỏi một hoạt động mà bản thân cảm thấy không có điều gì hứng thú. Chính vì thế rất cần những phương pháp dạy vừa học vừa chơi gợi niềm đam mê cho trẻ và trên hết là sự thấu hiểu, tận tình trong giảng dạy. Mỗi trẻ sẽ có khă năng và tính cách khách nhau nên không nên dùng khuôn khổ để làm khung cho tất cả.
Hãy là một người bố, người mẹ có trách nhiệm cả trong việc định hướng và thấu hiểu, xem việc học nói chung và học đánh đàn piano nói riêng như những trò chơi có kết thúc đẹp đối với trẻ, dẫn dắt trẻ vượt chướng ngại và đến đích với phương pháp thích hợp.